Hộp số tự động 6 cấp và các loại hộp số khác trên ô tô hiện nay. Có nên lựa chọn hộp số tự động 6 cấp không? Ưu và nhược điểm.
Một chiếc ô tô có rất nhiều bộ phận, tất cả đều có chức năng tương ứng. Tuy nhiên, thành phần quan trọng, cũng là “linh hồn” của chiếc xe chính là động cơ. Vậy, một chiếc ô tô sẽ như thế nào nếu động cơ của nó không có hộp số?
Khởi động xe hơi chậm chạp, ồn vào và khó chịu. Cũng sẽ có một sự căng thẳng lớn xuất hiện ở động cơ và các bộ phận dẫn động của xe. Do đó, một chiếc xe với hộp số là giải pháp tối ưu để xe khởi động trơn tru và có sức mạnh để di chuyển trên đường hay leo dốc…
Hộp số ô tô – Công nghệ tiến bộ và phát triển
Hộp số ô tô là một thành phần quan trọng, đặc biệt cần thiết cho động cơ xe. Nó là một thiết bị cơ khí có nhiệm vụ truyền công suất (hay còn gọi là công suất động cơ) đến một trong các bộ phận khác của động cơ, để điều chỉnh công suất hoặc mô-men xoắn của động cơ; hoặc là phương tiện biến đổi công suất động cơ thành nhiều “quyền lực” hơn hoặc ít hơn.
Tóm lại, về cơ bản, hộp số phục vụ 3 mục đích chính, đó là:
- Thay đổi mô-men xoắn được truyền đến trục chính của động cơ
- Cung cấp tỷ số truyền phù hợp với tải trọng động cơ
- Tạo ra tốc độ động cơ không trượt
Theo thời gian, hộp số đã chuyển đổi từ dạng 3 cấp sang 4 cấp hay 5 cấp; và gần đây là hộp số vô cấp CVT. Nhưng hiện nay phổ biến nhất vẫn là hộp số 6 cấp. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất như Mercedes-Benz hiện đang sản xuất các mẫu xe của họ với hộp số 9 cấp; hay BMW với một số mẫu xe được trang bị hộp số tự động 8 cấp. Đáng chú ý, một số mẫu xe Ford sử dụng hộp số tự động 10 cấp.
Một số loại hộp số thông dụng trên ô tô mà người mua xe cần biết
Hộp số sàn / số tay

Hộp số sàn
Hộp số sàn là loại hộp số truyền thống nhất và lâu đời nhất. Nó có các đặc điểm là: cấu trúc đơn giản; chi phí sản xuất thấp; hiệu suất truyền dẫn và độ tin cậy cao. Mặc dù hộp số sàn có nguyên lý vận hành tương đối phức tạp nhưng ngày nay, loại hộp số này vẫn được nhiều người tiêu dùng yêu thích và ưa chuộng.
Trên thực tế, ưu điểm lớn nhất của hộp số sàn là hiệu suất truyền động cao. Nhưng ưu điểm này dựa nhiều vào kỹ năng lái xe tốt của người điều khiển. Nếu tài xế thiếu kỹ năng lái xe, hộp số sàn có thể không tiết kiệm nhiên liệu như hộp số tự động.
Hộp số tự động

Hộp số tự động 8 cấp Steptronic trên BMW X7
Hộp số tự động đã có hơn 70 năm tuổi đời. Mặc dù công nghệ của chúng đã được cải tiến đáng kể, nhưng nguyên tắc hoạt động vẫn không đổi.
Bạn có thể chọn từ: Đỗ; Lùi; Trạng thái tự do hoặc Lái (thường được viết tắt là P, R, N và D) bằng cách sử dụng cần số, núm điều khiển hoặc đôi khi là các nút bấm vật lý. Một số xe hybrid và xe điện có chế độ B, giúp tăng lượng phanh của động cơ khi bạn dừng xe.
Trong vài năm qua, hộp số tự động đã làm lu mờ những người anh em là hộp số thủ công. Tuy nhiên, bất chấp sự phổ biến rõ ràng của chúng, hộp số tự động không nhất thiết là sự lựa chọn tốt hơn cho nhiều người khi lái xe. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng, chúng mang lại những lợi thế hơn so với số sàn như:
- Điều khiển xe dễ dàng hơn, đặc biệt ở khu vực đông đúc
- Việc chuyển số nhanh và mượt mà hơn
- Cung cấp khả năng tiết kiệm xăng tốt hơn
- Giảm đáng kể nguy cơ chết máy
Nhưng nó cũng có những nhược điểm như:
- Do kết cấu phức tạp hơn nên giá thành sản xuất và chi phí bảo trì cao hơn
- Một hộp số có quá nhiều bánh răng, dẫn đến việc chuyển số quá thường xuyên.
Cách đây không lâu, hầu hết các xe số tự động đều có hộp số tự động 3 hoặc 4 cấp. Nhưng ngày nay, nhiều nhà sản xuất cung cấp hộp số tự động lên đến 8, 9 hoặc thậm chí 10 cấp. Điều này cho phép động cơ hoạt động ở điểm hiệu quả nhất trong thời gian dài hơn với mục đích giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và giảm lượng khí thải. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả vẫn là hộp số tự động 6 cấp vì các lý do dưới đây:
- Đầu tiên, sự tiện lợi mà chúng mang lại được đánh giá cao. Bạn có thể để xe ở vị trí số D và quên việc chạm vào cần số cho đến khi bạn muốn đỗ hoặc quay đầu xe.
- Thứ hai, tốc độ chuyển số của hộp số tự động 6 cấp mượt mà hơn so với hộp số sàn 6 cấp. Trong khi đó, các bánh răng trên xe có nhiều sắc thái hơn so với với những loại tự động 4 cấp hay 5 cấp.
- Thứ ba, nếu bạn đang ở trên đường cao tốc, rất có thể bạn sẽ đi đến 100km/h hoặc hơn. Đây chính là lúc số thứ 6 của hộp số có ích. Về cơ bản, nó cho phép xe của bạn hoạt động ở vòng quay thấp hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Hộp số tự động vô cấp

Hộp số vô cấp CVT
Hộp số vô cấp CVT hay còn gọi là hộp số tự động vô cấp thường được sử dụng bởi các hãng xe của Nhật Bản. Trong đó, hầu hết các dòng xe Honda và Nissan ngày nay đều sử dụng hộp số CVT.
Đặc điểm của loại hộp số này rất rõ ràng. Bởi vì tỷ số truyền không phải là một điểm mà là một chuỗi các giá trị liên tục nên hiệu suất lái mà nó mang lại là tuyệt vời. Ngoài ra, khả năng tiết kiệm nhiên liệu cũng nổi bật không kém. Nhưng nhược điểm là thiếu đi sự mạnh mẽ và tương đối mềm.
Hộp số ly hợp kép

Hộp số ly hợp kép
Hộp số ly hợp kép được gọi là DCT. Như tên của nó, ly hợp kép cho thấy cấu tạo của loại hộp số này gồm 2 bộ khớp nối, thông qua sự tương tác của 2 bộ ly hợp để đạt được hiệu quả chuyển số không có khe hở. Nó được chia thành ly hợp kép khô và ly hợp kép ướt.
Ưu điểm của hộp số DCT là tốc độ chuyển đổi nhanh; tổn thất công suất nhỏ trong quá trình chuyển số; và hiệu suất tiết kiệm nhiên liệu tốt. Trong khi đó, sự ổn định về chất lượng là nhược điểm chính của hộp số ly hợp kép.
Lời kết
Bạn có thể không phải lúc nào cũng cân nhắc đến hộp số khi mua một chiếc ô tô mới. Nhưng nó có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn đối với cách vận hành của xe. Chính vì vậy, lựa chọn hộp số phù hợp cho chiếc xe tiếp theo của bạn là một quyết định rất quan trọng.
Hy vọng rằng những thông tin mà Daily Auto cung cấp ở trên là hữu ích với bạn.