test

Physical Address

304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124

Các loại vạch kẻ đường: Màu sắc – Hình dạng – Ý nghĩa

Các loại vạch kẻ đường là một rào cản tâm lý với nhiều người, nhưng cũng là một thành phần quan trọng của một con đường với chức năng chính là hướng dẫn và điều khiển giao thông. Nó cũng giúp phân luồng di chuyển của người đi bộ và người đi xe đạp vào một vị trí an toàn nhất, đảm bảo giao thông thông suốt và trên hết là đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.

Các loại vạch kẻ đường khác nhau có ý nghĩa khác nhau. Trong khổ bài viết này, Daily Auto sẽ thảo luận về các loại vạch kẻ đường phổ biến và ý nghĩa của nó.

Các loại vạch kẻ đường dọc

Mục đích chính của vạch kẻ đường dọc là để hướng dẫn và điều hướng cho người lái xe di chuyển về phía trước và cấm lái xe vượt tại một số vị trí nguy hiểm để tránh cây tai nạn lật xe hoặc đâm trực diện.

Vạch kẻ đường dọc thường có màu trắng và vàng. Trong đó, màu trắng được sử dụng nhiều hơn và màu vàng thường được sử dụng để phân tách luồng giao thông đi ngược chiều và cũng để phân tách các vỉa hè. Vạch kẻ đường dọc có thể là đường đứt đoạn, đường liền mạch hoặc là đường liền nét kép.

Vạch kẻ đường trung tâm

Vạch kẻ đường trung tâm ngăn cách các luồng giao thông đối lập và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của các phương tiện giao thông. Vạch kẻ đường trung tâm có thể đánh dấu bằng nét đứt đơn, nét liền đơn, nét đứt đôi hoặc nét liền kép, tùy thuộc vào từng loại đường cụ thể. Thông thường, đường có chiều rộng nhỏ hơn 5m sẽ không có vạch kẻ đường trung tâm.

Dưới đây là ý nghĩa của một số loại vạch kẻ đường trung tâm:

  • Vạch liền đơn: Phân tách đường thành 2 làn (chiều đi và chiều về) hoặc để phân đường thành cách làn dành cho xe cơ giới và xe thô sơ.
  • Vạch liền kép: Giúp tăng sự chú ý của người tham gia giao thông, cảnh báo họ đi đúng làn đường để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và những người tham gia giao thông khác.
  • Vạch một đứt – một liền: Ngoài việc để phân tách 2 chiều đi và về, nó còn biểu thị phương tiện đi bên phía vạch đứt có thể được phép cắt qua làn đường ngược chiều khi cần thiết. Trong khi phía đối diện thì không.
  • Vạch đứt đơn: Để phân chia làn đường
  • Vạch đứt đôi: Để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo tín hiệu đèn; theo biển báo; theo người điều khiển giao thông…

Vạch phân làn giao thông

Việc chia nhỏ các làn đường rộng thành các làn đường riêng biệt ở 2 bên đường giúp người điều khiển phương tiện giao thông đi thẳng và cũng hạn chế xu hướng lạng lách của họ. Tại các giao lộ, vạch phân làn giao thông này sẽ loại bỏ sự lộn xộn và tạo điều kiện thuận lợi để xe có thể quay đầu. Tóm lại, nhiệm vụ chính của vạch phân làn giao thông là giúp tăng khả năng lưu thông của xe cộ trên đường, đồng thời đảm bảo an toàn hơn.

Vạch phân làn giao thông thường là các đường đứt đoạn đơn.

Vạch cấm vượt

Theo quy định, bạn không thể vượt xe phía trước ở những đoạn đường cong; trên đường cao tốc 2 làn, 3 làn và những nơi cấm vượt vì tầm nhìn kém. Thông thường, những đoạn đường này sẽ được đánh dấu bằng những vạch kẻ kép màu vàng.

Trong một số trường hợp, vạch đôi màu vàng này có đường bên trái là vạch liền và đường bên phải là vạch đứt đoạn, hoặc ngược lại. Khi vạch liền ở bên phải vạch đứt đoạn thì việc hạn chế vượt chỉ áp dụng cho xe ngược chiều.

Vạch giới hạn

Vạch giới hạn giúp phân định giới hạn cho phép mà người lái có thể mạo hiểm một cách an toàn. Chúng thường cách mép thực của mặt đường ít nhất 150mm và thường được sơn màu vàng hoặc trắng.

Các loại vạch kẻ đường ngang

Vạch kẻ đường ngang thường xuất hiện tại các giao lộ, đóng vai trò là: vạch dừng; vạch nhường đường dành cho người đi bộ sang đường …

Vạch dừng

Vạch dừng chỉ ra vị trí mà các phương tiện không được đi tiếp khi được các đèn tín hiệu giao thông hoặc cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Chúng thường được đặt song song với đường giao nhau hoặc vuông góc với hướng xe chạy tới.

Vạch băng qua đường dành cho người đi bộ

Đường dành cho người đi bộ được bố trí ở những nơi có xung đột nghiêm trọng giữa phương tiện giao thông dành cho người đi bộ và xe cộ. Chúng thường xuất hiện ở những nơi ít gây bất tiện cho cho người đi bộ và xe cộ cũng không bị gián đoạn quá nhiều.

Tại nơi đường giao nhau, đường dành cho người đi bộ thường được kẻ trước vạch dừng 2 – 3 đối với đường giao nhau không có tín hiệu và cách 1m đối với đường giao nhau có đèn tín hiệu.

Mũi tên định hướng

Mũi tên định hướng chỉ cho người lái biết được hướng đi bắt buộc tại nơi giao nhau. Do người lái xe chỉ nhìn thấy đường ở góc thấp nên các mũi tên thường được kéo dài theo hướng lưu thông có để có tầm nhìn phù hợp.

Tìm hiểu thêm:

Vạch cảnh báo nguy hiểm (vạch xương cá hình chữ V)

Bất cứ nơi nào có sự thay đổi về chiều rộng của đường; chia dòng phương tiện thành 2 hướng khác nhau hoặc bất kỳ vị trí nguy hiểm nào trên đường, đều có sự xuất hiện của vạch cảnh báo nguy hiểm. Thông thường, chúng có dạng xương cá và các phương tiện giao thông không được phép đi đè lên vạch này để đảm bảo lái xe an toàn.

Vạch đánh dấu định hướng

Thông điệp của những loại vạch này có tính chất định hướng và thường được biểu thị bằng chữ hoặc số. Ví dụ như: STOP (Dừng lại); Đi chậm; 32 (Số hiệu của đường, thường được kẻ trên đường quốc lộ); A (Quy định làn xe dành cho ô tô khách chạy theo tuyến quy định), BRT (làn đường dành cho xe buýt nhanh)…

Vạch mắt võng tại ngã tư

Trên thực tế, vạch mắt võng không có hiệu lực về luật do không có trong quy chuẩn 41. Chính vì vậy, nó chỉ mang tính chất minh họa bằng hình ảnh để người tham gia giao thông phân biệt được làn đường nào được phép rẽ phải mà không phải dừng đèn đỏ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, nếu bạn dừng chờ đèn đỏ tại làn đường này; hoặc đi vào nó nhưng lại đi thẳng qua ngã tư thì sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”.

Lời kết

Vạch kẻ đường là công cụ hỗ trợ điều khiển giao thông bằng cách kiểm soát tâm lý người đi đường, từ đó, đảm bảo giao thông lưu thông thuận lợi, đồng thời mang lại sự an toàn cho người tham gia giao thông. Chúng cũng hỗ trợ người đi bộ băng qua đường an toàn.

Hy vọng những thông tin mà Daily Auto cung cấp các loại vạch kẻ đường theo Quy chuẩn 41 ở trên là hữu ích với bạn.